Có những người đàn bà dành cả tuổi trẻ để yêu thương chỉ một người đàn ông, nhưng chắc gì cô ấy đã có cuộc sống gia đình hạnh phúc? Nhưng những người đàn bà bước qua năm bảy cuộc tình hay thậm chí nhiều hơn, hạnh phúc vẫn có thể mỉm cười ở cuộc tình thứ chín, thứ mười.
![]() |
Hoa hậu Thu Hoài - Tác giả cuốn "Đàn bà phố thị" vừa ra mắt. |
Đừng đánh giá đàn bà dựa trên số lượng những mối tình cô ấy đã trải qua. Nếu muốn, hãy đánh giá cách họ đã yêu và được yêu thương thế nào từ những người đàn ông bước qua đời họ.
Khi yêu, người đàn bà ngốc nghếch nghĩ hy sinh làm nên giá trị của mình, đàn bà kém cỏi cho rằng giá trị của mình phụ thuộc vào tuổi trẻ và nhan sắc. Đàn bà tỉnh táo thì biết rằng sự trân trọng của đàn ông mới làm nên giá trị vĩnh cửu của họ.
Đàn bà chẳng tự nhiên khôn ngoan, chẳng tự dưng sành sỏi và không thể sinh ra đã tỉnh táo, dạn dày. Những thứ đó đều phải trả giá hết, bằng nước mắt, bằng khổ đau hay chia ly thì còn phụ thuộc vào số mệnh của đàn bà.
Ừ thì chấp nhận, nhưng nhất định không được quên: Đừng để mình trả giá vô ích và vô nghĩa. Hãy biết cách bắt mất mát, lỗi lầm trả lại cho mình hạnh phúc, ở tương lai!
Đời mình còn rất dài và mỗi sớm mai luôn là ngày mới…
Đàn bà trẻ dễ “yêu” các anh bởi những hào nhoáng bên ngoài. Đàn bà thực dụng lại càng dễ chết lên chết xuống bởi quanh anh phủ đầy kim tiền lấp lánh.
" alt=""/>Đừng đánh giá đàn bà qua số lượng cuộc tình cô ấy bước quaNhưng ở đây, nó đã bị biến tướng thành những thứ ít liên quan đến các liệu pháp cổ truyền này. Nó bùng phát thành một ngành công nghiệp tình dục trị giá 3 tỷ đô la mỗi năm, kéo theo đó là những mạng lưới kín và hàng chục ngàn phụ nữ người nước ngoài bị giam cầm ở hình thức nô lệ tình dục hiện đại.
Những người phụ nữ trung niên này thường đang phải gánh những khoản nợ khổng lồ ở quê nhà, hoặc cần tiền thuê luật sư để giúp họ nộp đơn xin tị nạn.
Trong một số trường hợp, hộ chiếu của họ đã bị tịch thu và tình trạng nhập cư bất hợp pháp khiến họ ngày càng chìm sâu vào bóng tối. Một số bị ông chủ luân chuyển giữa các cửa hiệu cùng hệ thống cứ 10-14 ngày một lần. Phải trả tiền cho các nhu yếu phẩm sử dụng hằng ngày, thậm chí còn phải trả tiền mua bao cao su, nhiều phụ nữ phải ngủ ngay trên chiếc bàn mát-xa đã phục vụ khách và nấu nướng trong căn bếp chật chội.
“Họ đang sử dụng những hình thức cưỡng chế phi bạo lực” - John Richmond, quan chức của Bộ Ngoại giao về vấn đề chống buôn người cho biết.
Các cơ quan thực thi pháp luật cho biết, có khoảng 9.000 cửa hiệu mát-xa bất hợp pháp trên toàn nước Mỹ, từ Orlando tới Los Angeles.
Trung tâm của thế giới ngầm này là khu người Hoa nhộn nhịp ở Flushing, Queens thuộc thành phố New York. Những phụ nữ - chủ yếu đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan và Đông Âu - sẽ đến sân bay quốc tế Kennedy, nhận việc và được gửi tới các nơi như Virginia, Iowa, Texas và Florida. Họ được tuyển dụng từ lúc còn ở quê nhà trên các tờ báo tiếng Trung hoặc qua mạng xã hội WeChat của Trung Quốc.
Những ông chủ giấu mặt
“Flushing là trung tâm của mạng lưới” - Lori Cohen, giám đốc Trung tâm sáng kiến chống buôn người cho hay. Cơ quan này từng phỏng vấn khoảng 1.000 nhân viên mát-xa trong suốt 5 năm và giúp một phụ nữ nhập cư 49 tuổi bị tấn công tình dục nghỉ công việc này sau khi bị bắt.
“Họ đang xuất hiện ở nhiều khu vực khác nhau trên nước Mỹ, nhưng tất cả đều có địa chỉ ở Flushing, Queens” - bà nói.
Mỗi lần mát-xa kéo dài hàng tiếng đồng hồ, khách sẽ phải trả từ 60 USD trở lên, nhưng những người phụ nữ này chỉ được nhận một phần trong số đó. Thu nhập chính - và cũng là cơ hội có một cuộc sống tốt hơn - lại tới từ tiền boa.
Tina - một cựu nhân viên mát-xa hiện đã 60 tuổi tới từ Đài Loan (Trung Quốc) - cho biết, bà từng bị dụ dỗ làm việc trong một tiệm mát-xa ở New York cách đây 10 năm. Một công ty môi giới du lịch đã giúp bà có visa để tới Mỹ.
“Mọi người tới đây nhưng không có chỗ ở. Những nơi này cho họ một chỗ ở. Có vẻ như đó là một ý tưởng hay. Họ nói ‘bạn giữ hộ chiếu sẽ không an toàn đâu’ và họ đề nghị cầm hộ chiếu của tôi”, Tina kể.
Bà Tina từng bị bắt vài lần trước khi nghỉ làm nghề. Bà cảm thấy khá may mắn về điều đó. Một người bạn thân của bà bị những kẻ buôn người đưa tới Texas, tịch thu hộ chiếu và buộc phải gặp 8-12 khách mỗi ngày. Một ngày nọ, những cuộc gọi tràn ngập nước mắt từ cô bạn thân bỗng dừng lại.
“Nhiều cơ sở trông giống như tiệm làm móng hoặc tiệm mát-xa, đặc biệt là những tiệm mát-xa. Có những thứ tồi tệ đang xảy ra trong đó. 100% là tội phạm có tổ chức” - bà nói.
![]() |
Spa Orchids of Asia, một trong những cơ sở bị cảnh sát Florida đột kích. Ảnh: Yelp. |
Các tiệm mát-xa này phổ biến đến mức việc tiếp cận gần như không có gì khó khăn - khác với các 'nhà thổ' truyền thống. Thậm chí ngay tại đây, các chủ tiệm và quản lý còn khẳng định rằng họ không hề biết gì về những dịch vụ khác ở phía sau cánh cửa đóng kín. Nhưng bằng chứng thu thập được trong các cuộc đột kích lại thường kể một câu chuyện khác xa.
Cảnh sát cho biết, họ cũng thường xuyên tìm thấy sổ cái theo dõi số cuộc giao dịch mà mỗi phụ nữ nhận hằng ngày.
Công khai khách hàng thay vì phụ nữ bán dâm
Một quan chức giấu tên cho biết, cách thức phổ biến nhất để đưa những người phụ nữ này tới Mỹ là thông qua visa du lịch hoặc visa làm việc, ví dụ như công việc điều dưỡng.
Nhiều phụ nữ ban đầu chỉ muốn tìm việc ở các nhà hàng hoặc tiệm làm móng. Nhưng số tiền họ kiếm được không đủ để trả nợ. Mua dâm lại là công việc bày ra trước mắt họ như một cách kiếm tiền dễ dàng và nhanh hơn.
Mặc dù bị lạm dụng ở đó, nhưng khi tiếp xúc với cảnh sát, thậm chí là luật sư của mình, họ lại không dám chia sẻ những gì đã xảy ra với mình. “Họ không tin tưởng ngay cả luật sư của mình”.
Một số người sợ bị những kẻ buôn người trả thù gia đình mình đang ở Trung Quốc. Một số cảm thấy mắc nợ những người đã giúp mình tìm việc - Chris Muller, giám đốc đào tạo và đối ngoại của tổ chức chống buôn bán tình dục Restore NYC cho hay.
Trong các đợt truy quét lớn, cảnh sát thường bắt được các “má mì” - người quản lý cơ sở. Đứng trên những “má mì” này thường là một người đứng tên chủ sở hữu trên giấy tờ. Nhưng các chủ sở hữu thực của nó thì rất ít người biết đến. Họ kiếm những ông chủ giả để thay mình đứng tên.
Ngoài ra, các mạng lưới còn có nhóm lái xe làm nhiệm vụ chuyển các phụ nữ từ nơi này tới nơi kia. Một số mạng lưới còn có 2-3 lớp vỏ bọc, thậm chí tới 4-5 lớp.
Cơ quan Y tế Florida từng kỷ luật 62 cơ sở mát-xa hoặc trị liệu vào năm ngoái. Cơ quan này nhận được tới hơn 300 khiếu nại về những cơ sở mát-xa trái phép mỗi năm.
Cuối năm ngoái, 36 người ở Minnesota đã bị kết án vì tham gia vào đường dây buôn người ở Thái Lan, đưa hàng trăm phụ nữ từ Bangkok tới các thành phố trên khắp nước Mỹ, trong đó có Phoenix, Las Vegas, Atlanta và Minneapolis.
Những người phụ nữ này bị ép phải làm việc ở các tiệm mát-xa mà không có bất cứ lựa chọn nào cho đến khi trả hết số nợ. Họ chỉ được phép ra ngoài tiệm khi có người giám sát.
Quyết định của cơ quan thực thi pháp luật Florida - tập trung vào việc công khai khách hàng thay vì công khai phụ nữ bán dâm - khiến cho nhiều khách hàng cảm thấy sợ hãi.
John Musca - một luật sư bào chữa hình sự ở Vero Beach - cho biết, ông đã nhận được những cuộc gọi hoảng loạn từ nhiều quý ông thường xuyên lui tới đây. Họ lo lắng về việc cảnh sát sẽ gõ cửa nhà mình.
“Có rất nhiều người đang trong tình trạng ‘cá nằm trên thớt’” - ông nói.
Khi được hỏi muốn nói gì với bố, cô bé trở nên bối rối, sau đó òa khóc và nức nở bằng tiếng Tagalog: “Bố là ai? Bố đang ở đâu? Bố có bao giờ nghĩ tới con không?”.
" alt=""/>Nô lệ tình dục châu Á trong những tiệm mátLuật sư Trần Thị Ngọc Nữ (SN 1956, Chi hội trưởng Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM) có nhiều năm tham gia vào các vụ án bảo vệ trẻ em.
Hơn 11 năm theo nghề, bà từng không ít lần chứng kiến cảnh chia ly của các cặp vợ chồng. Trong đó, theo bà, những đứa trẻ là người chịu nhiều thiệt thòi nhất sau mỗi vụ đổ vỡ hôn nhân.
Bà cho biết, vụ án của chị Nguyễn Thị Hằng ở Bình Thạnh (TP.HCM) mà bà nhận bào chữa trong năm 2018 này là một điển hình.
![]() |
Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ, Chi hội trưởng Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM. |
Luật sư kể, chị Hằng và chồng quen biết nhau từ khi còn học trung học phổ thông. Sau khi lên đại học, mỗi người lại chọn một hướng khác nhau. Tuy vậy, chị biết anh thương chị từ lâu nhưng mải mê với chuyện học hành, chị chưa dám nhận lời yêu.
Sau khi ra trường, cả hai đều có công việc làm ăn ổn định thì họ mới chính thức yêu nhau. Bỏ qua sự phản đối của gia đình, hai vợ chồng chị Hằng bắt đầu xây dựng hạnh phúc gia đình từ hai bàn tay trắng. Nhờ làm ăn chăm chỉ, họ tích cóp tiền mua được một căn nhà nhỏ ở quận Bình Thạnh (TP.HCM).
Thế nhưng, chồng chị là con trai cả trong gia đình nên việc học hành, công ăn việc làm của các em đều dồn lên vai anh. Chị Hằng biết không ít lần anh giấu tiền đưa cho các em nên vợ chồng chị cũng to tiếng với nhau. Mặc dù vậy chị nghĩ mình phận là dâu cả, lại sợ gia đình lục đục nên chị đành nín chịu.
Gần 15 năm chung sống với nhau, chị vẫn làm công việc ở một công ty dược và cố gắng vun vén cho gia đình nhỏ. Lúc nào chị cũng luôn nghĩ rằng thành công của chồng là niềm hạnh phúc với mình. Vì vậy chị gánh vác hết mọi việc lớn nhỏ trong nhà để tạo điều kiện cho chồng chú tâm vào phát triển sự nghiệp. Nhờ đó, anh học hết thạc sĩ, chuẩn bị học tiếp lên cao.
Khi đó, chị hạnh phúc nghĩ rằng giờ đây chồng cũng đã có những thành công nhất định trong sự nghiệp. Họ có một mái ấm gia đình hạnh phúc mà hằng bao người mơ ước. Thế nhưng, chị không ngờ rằng, đó cũng là lúc biến cố bắt đầu xảy đến với chị.
Chị thấy chồng có những biểu hiện lạ. Không ít lần, anh về nhà dằn hắt, đánh đập vợ. Nghi ngờ chồng thay lòng, chị tìm đến công ty cung cấp thông tin. Biết chồng mình ngoại tình với nhiều người phụ nữ khác, chị sốc nặng.
“Suốt mấy tháng đó, tim tôi đau như cắt. Tôi không ngờ người chồng tay đầu ấp tay gối suốt bao năm qua lại đối xử với tôi như vậy”, chị Hằng chia sẻ.
Nghĩ hai vợ chồng cần có thời gian nhìn lại, chị chấp nhận sống ly thân và đưa hai con về sống riêng với chị.
Cuộc sống ba mẹ con chị diễn ra êm đẹp. Cho đến một ngày, chị bất ngờ phát hiện chồng chị đang tìm mọi cách tách hai đứa con khỏi chị bằng mọi giá. Anh muốn ly hôn với chị.
Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ cho biết, tòa cấp sơ thẩm giao hai con chung cho chồng chị Hằng chăm sóc. Khi biết tin, chị đã khóc cạn hết nước mắt. Chị tìm đến luật sư Trần Thị Ngọc Nữ cầu cứu.
Nữ luật sư cho hay, trong mỗi vụ án, bà luôn đứng ở góc độ của trẻ để nhằm bảo vệ những lợi ích chính đáng nhất cho chúng. Vì vậy, sau khi biết được câu chuyện của chị Hằng, bà đã nhận vụ án.
Khi tiếp xúc với hai con của chị Hằng, hai đứa trẻ chia sẻ với luật sư, chúng đều có nguyện vọng sống với mẹ và không muốn phải sống rời xa nhau.
Luật sự cho hay, cuối cùng, sau khi nghị án, tòa đã quyết định giao hai con cho chị nuôi dưỡng. Khi đó, gương mặt người mẹ vẫn còn tiều tụy nhưng phấn chấn hẳn. Nụ cười tươi tắn, chị chia sẻ niềm vui với luật sư khi chị đưa được hai con trở về.
Ngoài ra, chia sẻ với luật sư Ngọc Nữ, chị Hằng cho hay, dẫu cuộc hôn nhân có nhiều trắc trở nhưng chị chưa một ngày hối hận vì đã chọn anh, yêu anh. Sau những gì anh đã gây ra, chị không oán hận mà vẫn còn tình cảm với anh.
Tuy vậy, chị vẫn quyết định chia xa để anh có thời gian nhìn nhận sự việc. Đặc biệt, sau mọi chuyện, một điều không thay đổi là những đứa con vẫn là con của anh.
* Tên các nhân vật được thay đổi
Mẹ cô dâu buông lời chê đồ dẫn lễ khiến nhà trai tức giận. Hậu quả là cặp đôi đã phải chia tay ngay khi đám cưới vừa bắt đầu.
" alt=""/>'Cuộc chiến' đau đớn của người phụ nữ và chồng thạc sĩ ngoại tình